Cách đọc vị thị trường khi kết hợp Price Action với chỉ báo Bollinger Bands

0
276
Cách đọc vị thị trường khi kết hợp Price Action với chỉ báo Bollinger Bands
Cách đọc vị thị trường khi kết hợp Price Action với chỉ báo Bollinger Bands

Các bạn cứ nghĩ Bollinger Bands chuyên sâu là phải biết kết hợp với các mẫu hình giá hoặc mẫu hình nến để vào lệnh. Nhưng không, để nâng nó lên một tầm cao mới là khi các bạn sử dụng Price Action kết hợp với chỉ báo Bollinger Bands để đọc vị thị trường và giao dịch một cách nhất quán.

Các Price Action trader thường bỏ qua một khía cạnh quan trọng trong trading là mức biến động của giá. Trong khi việc sử dụng price action đơn thuần để đo lường biến động giá gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên có cách đơn giản hơn để bạn nhanh chóng nắm bắt được tính biến động thị trường ở thời điểm hiện tại. Đó là sử dụng các volatility indicator như Bollinger Bands

Nhắc lại về chỉ báo Bollinger Bands

Chỉ báo Bollinger Bands

Bollinger Bands là chỉ báo được nhiều trader mới lẫn cũ biết đến. Nó có chức năng tạo ra một dải băng quanh vùng giá. Và độ rộng của dải băng sẽ phụ thuộc vào tính biến động của giá ở thời điểm hiện tại. Bollinger Bands bị co bóp hay dãn rộng phụ thuộc vào mức độ biến thiên trung bình của giá.

Hay nói cách khác, Bollinger Bands sẽ giúp bạn đọc mức độ biến động giá của thời điểm hiện tại. Cách tương tác của giá với các dải band trên hoặc dưới sẽ cho bạn thông tin quý giá về hướng đi của thị trường.

Cách đọc Price Action với Bollinger Bands

Sau đây tôi sẽ liệt kê 3 trường hợp quan trọng mà giá tương tác với Bollinger Bands, gồm:

  1. Các cây nến có đuôi dài đính vào Bollinger Bands và đảo chiều.
  2. Giá tương tác với Bollinger Bands và dần dần mở band.
  3. Nến hình thành hoàn toàn bên ngoài vùng Bollinger Bands.

Bây giờ bạn hãy quan sát từng trường hợp một cách cụ thể hơn nhé.

Trường hợp 1: các cây nến có đuôi dài đính vào Bollinger Bands và đảo chiều

Thị trường sideway. Giá tiếp tục đi ngang trong nhiều ngày.

Chỉ báo Bollinger bands khi thị trường sideway
Chỉ báo Bollinger bands khi thị trường sideway

Đây là dạng thị trường rất lý tưởng cho các trader giao dịch đảo chiều với những lệnh Fixed Time Trade có thời gian ngắn. Hay những scalpers trong giao dịch Forex thích vào lệnh và thoát lệnh nhanh, chấp nhận mức lợi nhuận thấp.

Phương pháp giao dịch ở đây là trader sẽ sử dụng limit order (lệnh chờ) khi giá chạm band trên hoặc band dưới của bollinger bands

Nếu giá chạm band trên sẽ đặt trước lệnh Sell Limit. Ngược lại giá chạm band dưới sẽ dùng lênh buy limit.

Bạn có thể gia tăng tỉ lệ thắng của các cú trade này bằng cách chờ cho giá chạm vùng hỗ trợ hay kháng cự. Thay vì chỉ sử dụng duy nhất chỉ báo Bollinger Bands để mở lệnh.

Trường hợp 2: Giá tương tác với chỉ báo Bollinger Bands và dần dần mở band

Đây là lúc giá tiếp tục đẩy band là biểu hiện của thị trường đang có trend mạnh.

Giá bám band và dần mở rộng band với chỉ báo Bollinger bands
Giá bám band và dần mở rộng band với chỉ báo Bollinger bands

Để sử dụng price action trong trường hợp này, cách hay dùng nhất là dùng buy/sell stop khi giá đóng cửa bên trên/bên dưới Bollinger Bands đối với các giao dịch Forex. Còn Fixed Time Trade thì chúng ta có thể chờ giá tăng mạnh rồi hồi về vùng hỗ trợ để mở lệnh UP, ngược lại giá giảm mạnh bật lại vùng kháng cự thì vào lệnh DOWN.

Tuy nhiên, bạn cần phải xác định trước thị trường đã thoát khỏi môi trường sideway chưa? Thị trường đã breakout thành công chưa hay chỉ vừa breakout?.

Vì sao ta lại đặt ra những câu hỏi trên? Vì price action trader chỉ sử dụng Bollinger Bands là yếu tố hỗ trợ chứ không phải là yếu tố xác định. Rất nhiều trường hợp giá breakout khỏi vùng sideway, breakout khỏi vùng kháng cự/hỗ trợ. Sau đó giá hình thành phá vỡ giả để bẫy toàn bộ trader thích trade theo phong cách breakout. Chính vì thế, bạn cần cẩn thận khi quan sát giá đang rơi vào trường hợp này.

Trường hợp 3: Nến hình thành hoàn toàn bên chỉ báo Bollinger Bands

Trường hợp này đi ngược lại với trường hợp 2 nhưng rất dễ nhầm lẫn. Các bạn cần chú ý kĩ Bollinger Bands được thiết kế để bao bọc giá trong điều kiện bình thường. Nghĩa là khi giá đóng cửa bên ngoài Bollinger Bands sẽ có 2 trường hợp xảy ra là

  1. Giá đã hình thành trend mạnh
  2. Giá đã đi quá xa (quá bán hay quá mua).
Nến đóng bên ngoài dãy band của chỉ báo Bollinger Bands
Nến đóng bên ngoài dãy band của chỉ báo Bollinger Bands

Để phân biệt trường hợp này với trường hợp 2 là điều không hề dễ. Nếu bạn chỉ dùng Bollinger Bands và nhìn tổng thể cách mà những cây nến đóng cửa ngoài band. Với tôi, để xác định trường hợp này, cần phải tập trung quan sát kĩ quá trình hình thành của các cây nến bên ngoài Bollinger Bands.

Nó có đang hình thành các nến dạng pinbar, spinning top không? Nó có bị cản trở bởi ngưỡng kháng cự/hỗ trợ nào gần đó không? Và cuối cùng, giá có bị đột ngột dội mạnh khỏi vùng Bollinger Bands.

Để có thể dự đoán chính xác khi nào giá đảo chiều bạn có thể kết hợp với chỉ báo RSI. Bởi vì ở những vùng quá mua hoặc quá bán giá có xác suất đảo chiều cao nên dựa vào đó sẽ dễ dàng phán đoán hơn. Thông thường thì điều kiện của trường hợp này phù hợp với giao dịch đảo chiều hơn. Nên chúng ta sẽ có cách giao dịch như sau:

Nếu giá đóng từ 70 – 100% cây nến ngoài band dưới + vùng quá bán, hãy mở lệnh UP.

Nếu giá đóng từ 70 – 100% cây nến ngoài band trên + vùng quá mua, hãy mở lệnh DOWN.

Tổng kết

Tuy chỉ báo Bollinger Bands dễ sử dụng nhưng để xây dựng một chiến lược kiếm tiền với nó không phải là chuyện đơn giản. Vì thế các bạn cần phải thử kết hợp với nhiều chỉ báo khác tạo ra cách chơi hiệu quả nhất. Và những price action cũng có thể xem nó như một chỉ báo hỗ trợ trong việc phân tích xu hướng sắp tới. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn chúc các bạn thành công khi giao dịch tại Olymp Trade.

Tham gia nhóm bắn Tín Hiệu Olymp Trade: https://t.me/olymptradeclub19

Cách đọc vị thị trường khi kết hợp Price Action với chỉ báo Bollinger Bands
4.2 trên 79 đánh giá

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here