Thật không ngoa khi nói mô hình nến Inside Bar là một tuyệt kỹ tối thượng của Price Action. Bởi vì những người hiểu và giao dịch với nó thì hầu như ít bị thua lỗ. Còn việc lãi bao nhiêu thì tùy vào khả năng quản lý vốn – tâm lý giao dịch của mỗi người. Nếu bạn đam mê phong cách Price Action và muốn kiếm lợi nhuận với nó tại Olymp Trade thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! Nó sẽ là bài viết chi tiết nhất, đúng nhất về Inside Bar mà bạn đã từng đọc.
Mô hình nến Inside Bar là gì?
Inside Bar được ghép từ 2 từ Inside và Bar. Trong tiếng anh Inside được hiểu là nằm bên trong, vì thế, mô hình này sẽ bao gồm 2 nến:

1.Mother Bar là cây nến mẹ có thân to và dài bao trọn lấy cây nến trong.
2.Inside Bar là một nến hoặc cụm nến bên trong của Mother Bar
Inside Bar là mẫu mô hình “hai mang” nghĩa là Inside Bar vừa có thể báo hiệu 1 xu hướng chuẩn bị kết thúc để một xu hướng mới chuẩn bị diễn ra. Hoặc Inside Bar vừa thể hiện sự tiếp diễn của xu hướng trước đó.
Đặc điểm của mô hình nến Inside Bar
Inside Bar là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các trader giao dịch theo Price Action. Tuy nhiên, muốn sử dụng hiệu quả nó đòi hỏi trader phải nắm được những đặc điểm quan trọng sau:
– Để đảm bảo Inside Bar thì bắt buộc phải có cây nến mẹ ôm trọn cây nến trong. Đồng thời Inside bar phải thỏa mãn điều kiện có đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn nến Mother.
– Theo lý thuyết, mô hình Inside Bar sẽ phát huy tác dụng hiệu quả hơn. Khi trạng thái của nến mẹ và nến trong phải đối lập nhau như sau:
- Nếu nến mẹ là cây nến tăng, có màu xanh trên biểu đồ nến thì cây nến trong phải là nến giảm, có màu đỏ.
- Ngược lại, khi nến Mother là nến giảm màu đỏ thì nến Inside phải là nến tăng màu xanh.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mô hình nến Inside bar có rất nhiều biến thể nên không nhất thiết mô hình phải bao gồm 2 cây nến khác màu nữa, chúng hoàn toàn có thể trùng màu sắc với nhau. Điều kiện duy nhất cần thỏa mãn là nến phải nằm trong nến. Tức là inside bar phải nằm lọt thỏm trong Mother bar.
Mẫu hình Inside Bar thường xuất hiện khi thị trường đi ngang sau một xu hướng biến động lớn. Ngoài ra, Inside Bar cũng có thể xuất hiện tại các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng.
Ý nghĩa của mô hình nến Inside Bar
Là một mô hình nến quyền lực và được bộ phận lớn các nhà đầu tư theo phong cách Price Actipon tin dùng. Do đó Inside Bar được các trader đánh giá là mẫu hình cho nhiều ý nghĩa quan trọng:
- Inside Bar cho các nhà đầu tư tín hiệu về cả sự tiếp diễn và đảo chiều. Trong đó, tín hiệu của Inside Bar về sự tiếp diễn xu hướng được đánh giá là đáng tin cậy hơn và cũng đơn giản hơn cho các nhà đầu tư mới vào thị trường. Còn tín hiệu đảo chiều đòi hỏi các trader phải có kiến thức với kinh nghiệm giao dịch dày dặn.
- Về thiết lập lệnh, Inside Bar có tác dụng chỉ ra đâu là khu vực giá có rủi ro thấp để bắt đầu vào lệnh hoặc điểm đóng lệnh hợp lý.
- Inside Bar cho thấy trạng thái thị trường đang trong giai đoạn tích lũy hoặc do dự. Tức là bên mua bắt đầu hạ nhiệt, bên bán cũng tạm dừng sau khoảng thời gian xu hướng giảm mạnh, volume giao dịch cũng giảm dần. Bằng chứng là cây nến trong có đáy cao hơn nhưng đỉnh lại thấp hơn.
Các mô hình nến Inside Bar
Như đã giới thiệu qua, Inside bar có khá nhiều biến thể đa dạng khác nhau. Do đó trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn 4 dạng mẫu hình Inside bar tiêu chuẩn và phổ biến nhất.
Inside bar đa nến – Double (multi) Inside Bar
Inside Bar đa nến là loại mô hình biến thể mở rộng của mẫu hình Inside Bar cơ bản. Nó có thể bao gồm 3 nến, 4 nến hoặc thậm chí nhiều hơn. Dạng phổ biến của Double (multi) Inside Bar là mô hình gồm 3 nến như hình minh họa bên dưới. Trong đó có 2 cây nến trong (Inside Bar) và 1 nến mẹ (Mother bar).

Inside Bar đa nến không quan trọng về màu sắc các cây nến phải trái ngược nhau. Yếu tố mà các nhà đầu tư cần chú trọng là các nến inside bar phải có kích cỡ nhỏ hơn, hoàn toàn nằm gọn trong nến Mother bar. Nếu các nến trong có kích thước lớn hơn nến mẹ không phải là mô hình nến Inside Bar.
Về cơ bản, mô hình Inside Bar mở rộng cho thấy trạng thái tích lũy của thị trường đang kéo dài. Sau đó thường xảy ra một cú biến động mạnh đẩy giá đi xa hơn. Tuy nhiên đi theo chiều hướng nào thì chưa thể chắc chắn.
Mô hình Inside bar lồng nhau – Coiling Inside Bar
Coiling Inside Bar được tạo thành khi 2 hoặc nhiều hơn 2 cây nến inside bar lần lượt bao trọn lấy nhau. Nghĩa là các cây nến sau sẽ bị các nến trước bao gọn hoàn toàn từ đỉnh đến đáy nến.

Inside bar lồng nhau được xem là mô hình nến mạnh hơn Inside bar cơ bản. Bởi vì nó thể hiện sự tích luỹ của thị trường rất đẹp và đều đặn theo quy luật. Sau đó cũng báo hiệu sự tích lũy đang bị dồn nén và sắp có 1 cú nổ lớn sẽ xảy ra đẩy giá đi xa (có thể tăng hoặc giảm mạnh).
Mô hình Fakey Inside Bar – Inside Bar false break
Fakey Inside Bar là mô hình hoàn chỉnh và có nhiều ý nghĩa quan trọng nhất. Nó cho thấy tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ hơn Inside Bar cơ bản.

Fakey Inside Bar là sự kết hợp của Inside Bar đi kèm với sự phá vỡ giả (false breakout). Cụ thể, khi giá break out khỏi mô hình Inside Bar theo 1 hướng nhưng sau đó lại nhanh chóng đảo chiều theo hướng ngược lại. Lúc này nhiều trader vào lệnh theo xu hướng ban đầu sẽ bị sập bẫy của cá mập.
Nhưng thực tế cú breakout đó là chỉ là sự phá vỡ giả. Sau khi nến Fakey được hình thành, thị trường thường di chuyển theo xu hướng trước đó.
Mô hình Inside Bar – Pin bar kết hợp
Inside Bar – Pin Bar xuất hiện khi 1 cây Pin Bar bị bao trọn hoàn toàn bởi 1 cây nến Mother Bar đằng trước. Mô hình có thể vừa được gọi là Inside Bar, vừa được gọi là Pin Bar.

So với inside bar cơ bản, Inside Bar-pin bar kết hợp được coi là mô hình hành động giá dự báo đảo chiều mạnh. Nó thể hiện thị trường đang trong trạng thái tích lũy và chuẩn bị bứt phá theo hướng Pin Bar.
Cách giao dịch với Inside Bar
Phương pháp giao dịch với Inside Bar khá đơn giản và dễ dàng. Về bản chất, có thể chia thành 2 cách giao dịch chính là theo xu hướng tiếp diễn hoặc xu hướng đảo chiều.
Thông thường, Inside Bar đóng vai trò là mô hình tiếp diễn. Điển hình là khi thị trường đang trong xu hướng mạnh. Tuy nhiên, Inside bar cũng cho tín hiệu đảo chiều khi nó được hình thành ở khu vực kháng cự hỗ trợ quan trọng. Để hiểu rõ hơn về phương pháp giao dịch chúng ta cùng đi vào chi tiết từng trường hợp nhé.
Inside bar là mô hình tiếp diễn
Với trường hợp này, Inside Bar có thể được sử dụng để nhồi lệnh theo xu hướng khi thị trường đang trong một xu hướng nhất định, có thể là tăng hoặc giảm.
– Khi thị trường đang trong xu hướng giảm.
Lúc này, các trader nên vào các lệnh DOWN tại đáy của các mô hình Inside Bar để kiếm lợi nhuận lớn (giá thấp nhất của cây nến mẹ) hoặc vào lệnh DOWN khi nến giảm sau nến con tạo đáy thấp hơn mother bar đóng cửa.

Đặt lệnh cắt lỗ tại điểm cách đỉnh nến mẹ và Take Profit theo tỷ lệ R:R tối thiểu là 1: 2 (tức là lợi nhuận của lệnh ít nhất phải gấp đôi khoảng thua lỗ)
– Khi thị trường đang trong xu hướng tăng.
Đây là tín hiệu mua vào dành cho các trader. Khi này bạn có thể vào lệnh UP tại điểm giá cao nhất của nến mẹ hoặc lệnh UP khi có sự xác nhận của cây nến tăng sau cây nến con tạo đỉnh cao hơn nến mẹ kết thúc.

Đặt lệnh cắt lỗ tại điểm cách đáy của nến mẹ và Take profit theo tỷ lệ R:R tối thiểu là 1: 2.
Lưu ý rằng, thị trường đang trong một xu hướng tăng mạnh. Nếu xuất hiện càng nhiều mô hình Inside Bar chứng tỏ xác suất giao dịch thành công là rất cao.
Inside Bar là mô hình đảo chiều
Khi giao dịch với Inside Bar đảo chiều, các trader nên lưu ý rằng nó phải được hình thành ở khu vực giá quan trọng, đã được giá retest lại nhiều lần trước đó.
Nếu Inside bar xuất hiện ở vùng hỗ trợ quan trọng. Nó báo hiệu thị trường sẽ quay đầu tăng mạnh lên sau đó.
Ngược lại, nếu xuất hiện ở khu vực kháng cự. Thì inside bar là tín hiệu cho thấy thị trường sẽ quay đầu giảm mạnh.

Trong cả 2 trường hợp trader sẽ vào lệnh khi giá phá vỡ mô hình và retest lại. Nếu giá đảo chiều giảm thì stop loss đặt tại đỉnh của nến mẹ, nếu đảo chiều tăng thì đặt tại đáy của nến mẹ. Take profit theo tỷ lệ R:R là 1:2 hoặc 1:3 tùy ý.
Một số lưu ý khi giao dịch
Sau khi đã hiểu được ý nghĩa và phương pháp giao dịch với Inside Bar. Các trader cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
Nếu là trader mới làm quen với Inside Bar, bạn nên chọn khung thời gian ngày, từ H4 trở lên để giao dịch dễ hơn. Vì Inside Bar hoạt động hiệu quả nhất vào thời gian ngày, với các khung thời nhỏ hơn hay xuất hiện tín hiệu giả.
Giao dịch với Inside Bar đảo chiều tại khu vực giá quan trọng đòi hỏi các trader phải có kinh nghiệm dày dặn và thời gian để luyện tập thành thạo.
Khi thị trường xuất hiện mô hình Inside Bar đa nến, tức là gồm 2 hoặc nhiều hơn 2 Inside bar nằm gọn trong 1 Mother bar. Điều này báo hiệu thị trường đang trong giai đoạn tích lũy kéo dài để chuẩn bị cho một cú phá vỡ mạnh sau đó.
Một lợi thế lớn của inside bar là cho điểm stoploss khá gần điểm entry. Tuy nhiên đây lại trở thành một nhược điểm khi giao dịch với inside bar vì các trader rất dễ bị quét stoploss do điểm cắt lỗ quá gần.
Luôn thận trọng với mẫu hình phá vỡ giả – Fakey. Do đa số các nhà đầu tư mới đều mắc bẫy khi đối mặt với mô hình này.
Tham gia nhóm bắn Tín Hiệu Olymp Trade: https://t.me/olymptradeclub19