Kiếm lợi nhuận dễ dàng với mô hình giá Rectangle khi thị trường đi ngang

0
300
Kiếm lợi nhuận dễ dàng với mô hình giá Rectangle khi thị trường giằng co
Kiếm lợi nhuận dễ dàng với mô hình giá Rectangle khi thị trường giằng co

Hầu hết các bài viết về trading đều nói rằng bạn sẽ kiếm được lợi nhuận bằng cách giao dịch theo xu hướng. Vậy khi thị trường không có xu hướng thì bạn có kiếm được lợi nhuận không? Tôi chắc chắn sẽ có nếu bạn biết đến mô hình giá Rectangle. Đừng đi theo lối mòn của những người đi trước giờ là lúc tìm kiếm con đường tạo ra lợi nhuận của mình, giờ thì chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về mô hình giá Rectangle để biết tại sao nó có thể kiếm được tiền khi thị trường đi ngang nhé.

Mô hình giá Rectangle là gì?

Mô hình giá Rectangle (hình chữ nhật) là một mô hình được hình thành khi giá bị giam hãm giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự. Nó là dạng mô hình tiêu biểu nhất cho giai đoạn củng cố xu hướng hiện tại. Hay còn gọi là giai đoạn tạm dừng đấu đá của phe mua và phe bán. Khi thể hiện sự tích lũy về giá trước khi tiếp tục theo xu hướng ban đầu, xuyên suốt quá trình này giá sẽ “kiểm tra” các mức hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi bứt phá thành công.

Mô hình giá Rectangle
Mô hình giá Rectangle

Đặc điểm của mô hình giá Rectangle

Mô hình giá Rectangle về cấu tạo sẽ bị “nhốt” bởi vùng kháng cự và hỗ trợ. Hai đường này sẽ tạo ra 2 đường thẳng song song để giá di chuyển bên trong nó. Khi đó giá sẽ không thể vượt qua cản. Ta sẽ thấy giá bật xuống khi chạm kháng cự và nảy lên khi đi vào vùng hỗ trợ. Vì thế cấu tạo của mô hình giá Rectangle sẽ khác so với những mô hình chúng tôi từng giới thiệu trước đó với các thành phần chính gồm:

  • Đường kháng cự
  • Đường hỗ trợ
  • Các đỉnh hoặc đáy đi loanh quanh trong khu vực này

Diễn biến tâm lý của mô hình Rectangle

Từ những đặc điểm miêu tả bên trên có thể thấy, diễn biến tâm lý của phe bò (Buy) và phe gấu (Sell) ở nguyên trong vùng giá bị nhốt hoàn toàn cân bằng không bên nào vượt trội hơn. Để việc phán đoán tốt hơn chúng ta nhìn về xu hướng trước đó là tăng hay giảm.

Diễn biến tâm lý của mô hình giá Rectangle
Diễn biến tâm lý của mô hình giá Rectangle

Nếu trước đó xu hướng tăng thì phe bò đang củng cố đà tăng vững chắc. Khả năng cao giá sẽ phá đường kháng cự để tiếp tục đi lên. Ngược lại nếu trước đó là xu hướng giảm thì giá thường phá đường hỗ trợ để đi xuống.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình giá Rectangle tại Olymp Trade

Để có điểm vào lệnh an toàn với mô hình giá Rectangle chúng ta cần chờ đợi. Khi giá bắt đầu phá vỡ hỗ trợ/kháng cự chúng ta sẽ có 2 lựa chọn.

Vào lệnh khi giá vừa Breakout đường kháng cự/hỗ trợ và đóng nến bên ngoài hình chữ nhật. Với cách chơi này bạn sẽ không bỏ lỡ cơ hội khi băt gặp mô hình Rectangle, tuy nhiên bạn sẽ gặp rủi ro cao khi phải đối mặt với những cú phá vỡ giả . Nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm quan sát thị trường thì nên vào lệnh khi giá retest lại vùng cản vừa mới vượt. Đấy là một cách chơi an toàn dành cho người mới.

Mở lệnh UP khi giá breakout đường kháng cự. Đặt stop loss ở gần đường hỗ trợ bên dưới và take profit là gấp đôi khoảng giá của hình chữ nhật.

Mở lệnh UP khi giá phá vỡ đường kháng cự mô hình Rectangle
Mở lệnh UP khi giá phá vỡ đường kháng cự mô hình Rectangle

Mở lệnh DOWN khi giá breakout đường hỗ trợ. Với stop loss nằm ở đường kháng cự phía trên và take profit gấp 2 lần khoảng giá tính từ đường kháng cự đến hỗ trợ.

Mở lệnh DOWN khi giá phá vỡ đường hỗ trợ mô hình Rectangle
Mở lệnh DOWN khi giá phá vỡ đường hỗ trợ mô hình Rectangle

Giải đáp một số thắc mắc về mô hình giá Rectangle

Mô hình chữ nhật xuất hiện ở đâu?

Dựa vào xu hướng chính của thị trường trước khi hình thành mô hình Rectangle. Chúng ta có thể chia ra thành 2 loại: mô hình giá hình chữ nhật tại đỉnh và tại đáy.

Mô hình giá hình chữ nhật tại đỉnh: được hình thành sau một xu hướng tăng và xuất hiện tại đỉnh của xu hướng tăng đó.

Mô hình giá hình chữ nhật tại đáy: được hình thành sau một xu hướng giảm và xuất hiện tại đáy của xu hướng giảm đó.

Thế nào là một mô hình giá Rectangle chuẩn?

Mô hình giá hình chữ nhật thật sự có hiệu lực khi  đi qua ít nhất 2 đỉnh tức là đi qua vùng kháng cự và đi qua ít nhất 2 đáy tức đường hỗ trợ.

Với mô hình giá hình chữ nhật có cần xác định xu hướng trước đó không?

Tốt nhất vẫn nên xác định xu hướng bởi mô hình giá hình chữ nhật rất dễ bị nhầm lẫn với mô hình 3 đỉnh, 3 đáy. Nên việc xác định rõ xu hướng trước đó để khi giá break hay phá vỡ xu hướng nếu ngược với xu hướng ban đầu, thì đó là dạng mô hình đảo chiều. Còn sau khi phá vẫn vẫn đi theo xu hướng ban đầu thì đó là mô hình tiếp diễn.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn của chúng tôi về mô hình Rectangle. Tôi hy vọng những hướng dẫn này sẽ giúp ích cho các bạn khi giao dịch tại Olymp Trade. Nếu như các bạn có bất kỳ  thắc mắc gì thì các bạn cứ để lại bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Tham gia nhóm bắn Tín Hiệu Olymp Trade: https://t.me/olymptradeclub19

Kiếm lợi nhuận dễ dàng với mô hình giá Rectangle khi thị trường đi ngang
4.3 trên 71 đánh giá

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here