Hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance) là một trong những khái niệm quen thuộc và được sử dụng nhiều nhất đối với các Price Action Trader. Nó được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình trading.
Những người mới giao dịch theo Price Action thường xuyên xác định sai vùng hỗ trợ kháng cự. Thậm chí họ không biết vùng cản nào mới thực sự quan trọng để mở lệnh một cách an toàn. Vì thế hôm nay chúng ta sẽ đi vào 1 chủ đề cực kỳ quan trọng, làm nền cho tất cả các bài viết về Price Action sau này – Price Action Trading tại các hỗ trợ kháng cự.
Tại sao giao dịch vùng hỗ trợ – kháng cự lại quan trọng đối với Price Action đến thế?
Hỗ trợ và kháng cự là các mức giá mà có khả năng đi chậm lại hay đảo chiều của hướng giá trước đó. Khi xu hướng là giảm, các vùng hỗ trợ được tạo ra mà tại đó phe bán tạm thời (hoặc mãi mãi) không thể đẩy giá xuống thấp hơn nữa. Ngược lại, trong xu hướng tăng nơi mà phe mua không thể đẩy cao hơn được là các kháng cự.
Như vậy, hỗ trợ kháng cự là các vùng giá mà phe mua hoặc phe bán đông hơn. Họ sẵn sàng mua nhiều hơn hoặc bán nhiều hơn để có lợi nhất cho mình. Do đó vùng giá ấy sẽ có khả năng chặn đứng đà tăng hoặc giảm trước đó của xu hướng. Khi vào lệnh tại các vùng giá này, xác suất thắng lệnh của bạn sẽ tăng lên rất nhiều so với tại 1 vùng ngẫu nhiên trên biểu đồ.

Nếu biết kết hợp với các mô hình Price Action tại các vùng giá này. Bạn sẽ có 1 phương pháp giao dịch xác suất thắng rất cao với tỷ lệ sinh lời vô cùng hấp dẫn.
Dưới đây là vài cách hiệu quả để xác định chính xác các hỗ trợ kháng cự.
Sử dụng Swing High và Swing Low như mức hỗ trợ – kháng cự trong Price Action
Swing High và Swing Low là một trong những khái niệm đầu tiên và cơ bản nhất về phân tích hành động giá mà bất cứ nhà giao dịch Price Action nào cũng phải biết. Từ Swing High – Swing Low, các trader đã phát triển ra phương pháp giao dịch nổi tiếng như: nương theo xu hướng (trend follower), giao dịch Price Action với hỗ trợ kháng cự, giao dịch với mô hình giá. Do đặc tính cơ bản và cực kỳ quan trọng, cách xác định Swing High và Swing Low có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả trading của chúng ta.
Swing High và Swing Low là các điểm đảo chiều của thị trường trước đó. Do đó chúng về bản chất là các vùng hỗ trợ kháng cự tiềm năng. Nối các Swing High, Swing Low nằm ngang lại với nhau ta có được các vùng hỗ trợ kháng cự.

Vùng giằng co và vùng giá có nhiều sự từ chối
Đám đông trên thị trường thực hiện rất nhiều lệnh mua và bán tại các vùng giằng co của giá. Từ đó đã tạo thành mối liên kết về mặt tâm lý, thói quen giao dịch tại vùng giá này. Vì thế khi giá có cơ hội retest các vùng giằng co trong tương lai. Chúng sẽ trở thành các hỗ trợ kháng cự rất mạnh 1 cách rất tự nhiên và đáng tin cậy.

Hoặc bạn có thể tìm hỗ trợ kháng cự dựa vào các vùng giá có nhiều sự từ chối (rejection). Khi nói tới sự từ chối giá, bạn phải liên tưởng ngay tới những cây nến có bóng trên bóng dưới thật dài như: Doji, Pin Bar, Long Tailed Candles, Long Legged Doji. Những cái đuôi này cho thấy giá đã cố gắng vượt qua khỏi vùng đó nhưng bị đẩy ngược về. Điều đó chứng tỏ đây là các vùng cung cầu rất mạnh.
Sử dụng đường MA làm cản động
Đường trung bình động (MA) mang nhiều ý nghĩa cho việc dự đoán hành động giá. MA báo hiệu xu hướng giá trên biểu đồ khi chúng tăng/giảm một cách rõ ràng.
Câu trả lời cho “sử dụng đường trung bình động nào làm hỗ trợ – kháng cự động tốt nhất”. Đó là sử dụng các đường trung bình động 5, 10 và 20 như một cản động để bắt đầu với các chiến lược giao dịch Price Action trong ngày. Còn với trader giao dịch trung và dài hạn thì đường MA50, MA100 và MA200 là lựa chọn hợp lý.
Lưu ý: đường trung bình động càng lớn thì hỗ trợ kháng cự tại đó càng mạnh.

Fibonacci
Khi sử dụng Fibonacci để tìm vùng hỗ trợ và kháng cự. Chúng ta cần chú ý đến các cột mốc quan trọng nhất là 61.8%. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp và độ hồi mạnh/yếu của giá mà linh hoạt sử dụng các mốc khác như 38.2% hoặc 50%.

Tại cột mốc quan trọng này các trader thường kỳ vọng giá sẽ bật lại. Xem đó như là một vùng hỗ trợ và kháng cự để tìm kiếm các tín hiệu vào lệnh an toàn. Phổ biến nhất đó chính là các mô hình đảo chiều như Pin Bar, Engulfing…
Có hai lưu ý quan trọng dành cho mọi người khi quyết định sử dụng Fibonacci như một vùng cản (kháng cự/hỗ trợ) để giao dịch gồm:
Thứ nhất: Điểm cốt lõi của việc sử dụng Fibonacci chính là tìm kiếm các vùng kháng cự, hỗ trợ. Do đó nên chọn lựa những vùng hợp lưu với các hành động giá để có hiệu quả cao nhất.
Thứ hai: Không nên giao dịch với một mốc Fibonacci nhiều lần. Vì số lần bị test càng nhiều, khả năng bị Break Out càng tăng.
Fibonacci hồi lại cũng là cách tốt để xác định hỗ trợ – kháng cự, tiện lợi và nhanh nhất. Các hỗ trợ kháng cự quan trọng anh em cần để ý là 61.8, 50 và 38.2.
Xác định hỗ trợ kháng cự từ khung thời gian lớn trở xuống
Các hỗ trợ kháng cự trên khung thời gian lớn được các trader chuyên nghiệp gọi là Key Level. Do đó cần được đánh dấu khi giao dịch trên các khung nhỏ hơn. Vì tại đó giá phản ứng giá vô cùng mạnh mẽ mang lại những cơ hội ngon ăn nhất. Đây là kiểu phân tích top-down, nhìn nguyên cánh rừng rồi mới nhìn cây. Nếu bạn trade H4, hãy xác định hỗ trợ kháng cự trên D1. Nếu trade H1, hãy xác định hỗ trợ kháng cự trên H4 trước.

Ở phần sau mình sẽ đi sâu hơn vào cách giao dịch sử dụng Price Action kết hợp hỗ trợ kháng cự. Các bạn nhớ đón theo dõi nhé.
Tham gia nhóm bắn Tín Hiệu Olymp Trade: https://t.me/olymptradeclub19