Hỗ trợ và kháng cự là một công cụ mạnh mẽ trong giao dịch Fixed Time Trade và Forex. Hầu hết các chiến lược đều sử dụng hỗ trợ/kháng cự để phân tích dù ít hay nhiều. Đó được xem là khu vực quan trọng mà giá thường xuyên tiếp cận rồi sau đó đảo chiều. Bài viết này tôi sẽ giới thiệu đến bạn 4 chiến lược giao dịch với hỗ trợ/kháng cự kinh điển mà các trader chuyên nghiệp sử dụng để kiếm tiền tại Olymp Trade.
4 Chiến lược giao dịch với hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là một trong những trường phái phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường tài chính. Đó là một phương pháp đơn giản để phân tích biểu đồ một cách nhanh chóng nhằm xác định ba yếu tố quan trọng:
- Hướng đi của thị trường
- Thời điểm vào lệnh
- Thời điểm đóng lệnh bất kể lệnh đang lãi hay lỗ
Nếu một trader có thể trả lời ba câu hỏi trên, thì về cơ bản họ đã có một ý tưởng giao dịch. Việc xác định các mức hỗ trợ/kháng cự trên biểu đồ giá có thể giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Dưới đây là 4 chiến lược giao dịch kinh điển sử dụng hỗ trợ và kháng cự
Giao dịch trong biên độ nhất định ở giữa hỗ trợ và kháng cự khi thị trường sideway
Đây là các giao dịch ở bên trong vùng giá nằm giữa hỗ trợ và kháng cự, khi trader đặt lệnh UP ở mức hỗ trợ và canh DOWN ở mức kháng cự. Để đơn giản, bạn xem khu vực giữa hỗ trợ và kháng cự là một căn phòng. Khi đó hỗ trợ là sàn nhà và kháng cự là trần nhà. “Range” xuất hiện khi thị trường đi ngang (sideway), không có dấu hiệu rõ ràng về xu hướng.
Lưu ý: Hỗ trợ và kháng cự không phải lúc cũng là mức giá hoàn hảo. Đôi khi giá sẽ bật lại từ một “vùng giá” chứ không phải là một mức giá cụ thể.
Trader cần xác định phạm vi giao dịch ở bên trong vùng kháng cự/hỗ trợ quan trọng.
Khi thị trường di chuyển trong phạm vi xác định trader có 2 lựa chọn sau:
– Đặt lệnh Up khi giá tiến đến vùng hỗ trợ
– Đặt lệnh Down khi giá tiến sát đến vùng kháng cự
Hãy nhớ giá không phải lúc nào cũng tôn trọng các vùng hỗ trợ và kháng cự. Đó là lý do tại sao bạn cần phải có chiến lược quản lý rủi ro tốt tránh gặp những tình huống thị trường không đúng như ý muốn.
Chiến lược giao dịch khi giá phá vỡ (Breakout) kháng cự hoặc hỗ trợ
Thông thường, sau một khoảng thời gian đi ngang (sideway) giá sẽ phá vỡ vùng cản quan trọng để bắt đầu hình thành xu hướng. Trader thường tìm kiếm những nhịp bứt phá như vậy ở bên dưới hỗ trợ hoặc bên trên kháng cự để tận dụng đà tăng/giảm xa hơn. Nếu đà này đủ mạnh, nó sẽ có tiềm năng trở thành một xu hướng mới.
Tuy nhiên, trong nỗ lực tránh rơi vào bẫy “breakout” giả. Các trader hàng đầu thường chờ đợi nhịp điều chỉnh (pullback) về hướng hỗ trợ hoặc kháng cự trước khi vào vị thế.
Ví dụ: biểu đồ dưới đây cho thấy mức hỗ trợ mạnh trước khi phe bán đẩy giá xuống bên dưới vùng đó. Nhiều trader có thể bị cuốn theo và vội vàng vào lệnh DOWN đuổi theo. Thay vào đó, trader nên đợi phản ứng của thị trường là retest lại vùng cản vừa phá vỡ rồi hãy mở lệnh DOWN cho an toàn.
Ngược lại, giá phá vỡ vùng kháng cự rồi retest lại cản vừa, ta mới vào lệnh UP.
Giao dịch theo đường xu hướng (trendline)
Chiến lược giao dịch theo đường xu hướng sử dụng trendline làm hỗ trợ hoặc kháng cự. Rất đơn giản, chỉ cần vẽ một đường thẳng nối hai (hoặc nhiều) mức đáy trong một xu hướng tăng. Vậy là bạn đã có được những vùng hỗ trợ tiềm năng.
Hay hai (hoặc nhiều) mức đỉnh trong một xu hướng giảm để tìm những kháng cự tiềm năng như hình bên dưới.
Trong một xu hướng mạnh, giá sẽ bật lại từ đường xu hướng và tiếp tục di chuyển theo xu hướng chính. Do đó, các trader chỉ nên tìm kiếm các cơ hội vào lệnh theo xu hướng chính để có xác suất chiến thắng cao hơn.
Sử dụng đường trung bình (Moving Average) làm hỗ trợ và kháng cự
Đường trung bình (MA) có thể được sử dụng dưới dạng hỗ trợ và kháng cự động. Các đường trung bình phổ biến bao gồm đường trung bình động 21 và 51 theo số Fibonacci. Nhiều trader cũng thường kết hợp giữa MA100 và MA200 cho những lệnh dài. Bạn sẽ phải tự tìm cho mình một thiết lập mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Bạn quan sát biểu đồ bên dưới, có thể thấy rõ rằng MA51 đóng vai trò là một kháng cự động.
Thị trường xuất hiện xu hướng tăng khi đáy sau cao hơn đáy trước và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Từ đó bạn có thể xem đường MA51 hỗ trợ động uy tín.
Các trader có thể sử dụng các đường trung bình này để đưa ra quyết định về khả năng thị trường tiếp tục xu hướng hay sẽ đảo chiều.
Những điều cần nhớ khi giao dịch với hỗ trợ và kháng cự
- Hỗ trợ và kháng cự sẽ mạnh nếu giá thường xuyên biến động trong khu vực đó. Nhưng không thể phá vỡ nó sau nhiều lần tiếp cận.
- Khi giá phá vỡ hỗ trợ, vùng hỗ trợ đó sẽ trở thành vùng kháng cự trong tương lai. Nếu giá vượt qua kháng cự thì vùng kháng cự đó chuyển đổi thành vùng hỗ trợ.
- Hãy để giá hình thành rõ ràng trước khi đưa ra quyết định vào lệnh. Bởi vì đôi khi thị trường đưa ra các động thái phá vỡ giả, khiến các nhà đầu tư nhận định sai về thị trường.
- Nếu nhà đầu tư đang giao dịch trong ngày. Hãy tập trung vào ngày hôm nay và đừng quá sa lầy vào việc tìm ra nơi hỗ trợ và kháng cự vào những ngày trước đó. Đừng cố gắng xem quá nhiều thông tin dễ dẫn đến tình trạng bị nhiễu. Tập trung những gì đang xảy ra hiện tại và đánh dấu các mức hỗ trợ và kháng cự của ngày hôm nay khi chúng hình thành.
- Việc giao dịch tại hỗ trợ và kháng cự cần rất nhiều thời gian thực hành để cảm nhận tốt. Hãy xác định mức kháng cự, hỗ trợ mà bạn quan sát thấy và thực hiện trong khoản demo. Chỉ khi nhà đầu tư có lợi nhuận trong vài tháng mới nên cân nhắc giao dịch tiền thật.
Tham gia nhóm bắn Tín Hiệu Olymp Trade: https://t.me/olymptradeclub19